Vì sao con tôi không thích đến trường?” của Richard David Precht là cuốn sách viết về thực trạng của nền giáo dục Đức.

Phần đầu đọc thấy không liên quan lắm vì tác giả đưa ra các ví dụ, phân tích và tranh cãi về nền giáo dục của Đức hiện tại, nhưng mình không biết lắm nên mình thấy không hấp dẫn. Đọc xong phần này còn tự hỏi không hiểu tự nhiên Việt Nam lại đi dịch sách phê phán giáo dục Đức làm gì?

Tóm lại ở phần 1 thì mình hiểu rằng giáo dục Đức hiện nay chưa tốt ở những điểm sau:

  • Phân loại học sinh quá sớm, tới khi 10 tuổi là đã phân các em vào các trường khác nhau.
  • Sau 10 tuổi thì các em được phân vào 3 hệ thống trường song song, có thể hiểu ngắn là là trường giỏi để các em học lên đại học, trường nghề để các em sau này ra làm công nhân và trường vứt đi bao gồm các em về sau sẽ chẳng làm được gì mà chỉ ăn trợ cấp xã hội.
  • Tương lai của một đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào việc bố mẹ chúng nó là ai.

Phần hai của sách khá hơn chút vì trong phần này tác giả đưa ra các giải pháp để cải cách giáo dục, và nếu muốn thay đổi nền giáo dục Việt Nam thì phần này cũng có ích đôi chút. Một số ý tưởng khá hay gồm có:

  • Cách học cá thể hoá: chương trình học được thay đổi theo từng trình độ, khả năng và mong muốn của từng học sinh. 
  • Không có điểm số mà chỉ có mức đạt hoặc không đạt. Và việc đạt tại thời điểm nào thì do cá nhân đó quyết định.
  • Học sinh chỉ cần học những điều cơ bản nhất và đạt chuẩn qua những mức đó, rồi qua mức đó rồi thì ai mạnh gì sẽ học đó.
  • Lớp học không nhất thiết phải chia theo độ tuổi.
  • Tăng cường các dự án nơi các em được áp dụng tổng hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau.
  • Hoạt động thể chất rất quan trọng cho việc giữ đầu óc minh mẫn, vì thế các trường học cần chú trọng việc này.
  • Nên có một chương trình để những người thành công trong cuộc sống dành ra 2 năm đi giảng dạy ở các cơ sở giáo dục.

Đọc xong “Vì sao con tôi không thích đến trường?” thì mình có một vài suy nghĩ như sau:

  • Để thay đổi một nền giáo dục thì chương trình học không phải là điều quan trọng, quan trọng là người dạy. Để áp dụng được phương pháp học mới tiên tiến hơn thì các thầy cô giáo phải rất thông minh, sáng tạo và chăm chỉ.
  • Không ngờ giáo dục ở Đức lại lạc hậu như vậy, trong cuốn sách này tác giả cũng hay nhắc tới Bắc Âu như một ví dụ về nền giáo dục tốt. Theo những gì mình biết về giáo dục Phần Lan thì giáo viên Phần Lan là top những người xuất sắc nhất. Trong khi đó, giáo viên Việt Nam thì khá nhiều người đạt điểm thi đại học không cao, đặc biệt là giáo viên các bậc thấp
  • Từ hai ý trên có thể thấy là giáo dục Việt Nam sẽ mãi như mớ bòng bong mà thôi.

Chấm điểm theo thang điểm review của mình: 2.5/5